Đinh Thị Như Quỳnh Giành Huy Chương Vàng Nội Dung Đua Xe Đạp Bằng Đồng SEA Games 30

Đinh Thị Như Quỳnh Giành Huy Chương Vàng Nội Dung Đua Xe Đạp Bằng Đồng

Đinh Thị Như Quỳnh là cô gái dân tộc Mường, sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn. Chính hoàn cảnh sống khắc nghiệt đã trở thành động lực giúp cô cố gắng trở nên thành công như ngày hôm nay.

Nếu bạn chưa biết về cô gái này thì đừng bỏ lỡ thông tin bài viết dưới đây từ trang siêu máy tính dự đoán tỷ số đêm nay nhé!

Tiểu sử của nhà vô địch đua xe Đinh Thị Như Quỳnh

Như Quỳnh sinh năm 1992, lớn lên ở huyện Tân Lạc – Hòa Bình trong gia đình dân tộc Mường làm nông. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, để giúp đỡ bố mẹ, cô phải làm đủ thứ việc nặng nhọc. Nhưng cái nghèo vẫn bám lấy gia đình. Quỳnh chia sẻ: “Nhà cô trồng lúa và mía, có dịp mía ế, cả ngày chỉ có thể ăn mía thay cơm.”

Tiểu sử của nhà vô địch đua xe Đinh Thị Như Quỳnh

Bước ngoặt đến với Quỳnh vào năm lớp 10, trong một giải chạy việt dã, nữ tuyển thủ 31 tuổi xuất sắc về nhất. Nhờ vậy, cô lọt vào mắt HLV ở Trung tâm Huấn luyện thể thao Hòa Bình rồi được vào đội xe đạp.

Thế là cô gái lớp 10 rời nhà lên tỉnh tập luyện. Những buổi đầu làm quen với nội dung băng đồng, Quỳnh ngã liên tục, chân tay xước xát nhưng cô không bỏ cuộc mà tiếp tục đứng dậy.

Nhờ ý chí vững vàng và sức bền đáng nể nên khi đã quen với các kỹ thuật, vđv nhanh chóng nổi lên là một cua rơ tiềm năng. Bốn tháng sau đó, Quỳnh được chọn vào đội tuyển xe đạp Việt Nam và mất 2 năm để có tấm HCV SEA Games đầu tiên vào năm 2011.

Tiểu sử của nhà vô địch đua xe Đinh Thị Như Quỳnh

SEA Games 2013, Đinh Thị Như Quỳnh vẫn được người hâm mộ và HLV kỳ vọng sẽ đem về tấm HCV về cho nước nhà, nhưng sự cố “đèn đỏ” đã khiến cô chỉ đoạt được HCĐ dù dẫn đầu 2 vòng đầu tiên.

Từ kỳ SEA Games 2015, nội dung băng đồng không còn xuất hiện, đó cũng là thời điểm nữ tuyển thủ lập gia đình nên cô có ý định nghỉ thể thao để tìm công việc khác.

Hành trình tìm lại ngôi vô địch của Đinh Thị Như Quỳnh

Khi có ý định bỏ nghiệp, một lần nữa, Đinh Thị Như Quỳnh được Đội xe đạp Bình Dương mời về đầu quân. Từ đây, Quỳnh chuyển sang luyện tập đường trường.

Hành trình tìm lại ngôi vô địch

Đối mặt với thử thách mới, cô gái sinh năm 1992 vẫn tiếp tục cố gắng hết mình để đạt được thành công trong mong đợi. Và một lần nữa, Quỳnh đã giành được huy chương vàng tại kỳ Sea Games 30. Vận động viên có chia sẻ sau khi kết thúc giải đấu:

“Sau SEA Games 30, tôi đã suy nghĩ việc trở thành huấn luyện viên thay vì tiếp tục thi đấu, cũng là để dành nhiều thời gian chăm sóc gia đình.

Tuy nhiên, huấn luyện viên khuyên tôi thi đấu thêm một vài năm và cũng thấy mình còn đam mê với đường đua nên tôi quyết định tiếp tục”. Mới đây, tại Giải quốc tế Bình Dương 2020, tay đua nữ Hòa Bình cũng xuất sắc giành vị trí quán quân.

Quỳnh bộc lộ rằng: “ Xe đạp đã cho tôi rất nhiều thứ, nếu không có xe đạp, không biết cuộc sống của tôi sẽ ra sao. Đó cũng như một món nợ mà tôi sẽ nỗ lực trả trong tương lai sau này”.

Đinh Thị Như Quỳnh dành huy chương vàng “mở hàng” cho Sea Games 31

Đinh Thị Như Quỳnh được coi là một trong những niềm hy vọng lớn của Thể thao Việt Nam khi đang là giữ chức vô địch của nội dung xe đạp địa hình băng đồng nữ Olympic ở đấu trường SEA Games trước đó.

Huy chương vàng “mở hàng” cho Sea Games 31

Trong phần thi sáng ngày 16/5/2022, các tuyển thủ chuyên nghiệp thi đấu ở khu vực xe đạp địa hình tại Hòa Bình, đây là quê nhà của nữ tay đua người dân tộc Mường.

Nội dung băng đồng nữ tại SEA Games 31 có 15 vận động viên tham gia đến từ 6 quốc gia tham dự, trong đó chủ nhà là Việt Nam có 3 tuyển thủ bao gồm: Đinh Thị Như Quỳnh, Vũ Thị Kim Lộc và Cà Thị Thơm. Các tay đua sẽ di chuyển trên đường đua có lộ trình 15,6 km, đua 3 vòng mỗi vòng 5,2 km ở xã Dân Chủ.

Điều kiện thời tiết trong buổi sáng ngày 16/5 không thuận lợi cho cuộc thi bởi trời đổ mưa vài giờ trước khi diễn ra trận đấu khiến đường trơn trượt. Đây là thử thách không hề nhỏ dành cho các tay đua chuyên nghiệp. Khi con đường trơn lầy làm ảnh hưởng đến tốc độ và tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thi đấu.

Trước khi bước vào trận đấu, Quỳnh không phải là nữ tay đua được xem trọng nhất bởi có sự hiện diện của 3 người Thái Lan: Nuntana, Phetpraphan, Jarinya.

Họ đều là những vận động viên nằm trong tốp 200 bảng xếp hạng UCI xe đạp băng đồng thế giới và là đối thủ đáng gờm, khó nhằn, trong đó Jarinya là tay đua chuyên nghiệp có thứ hạng cao nhất.

Sự ủng hộ đến từ người chồng của Đinh Thị Như Quỳnh

Để vợ có thể tập trung vào sự nghiệp thi đấu, anh Chính đã đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do thời gian luyện tập, đặc thù công việc phải đi công tác lâu, chính vì thế, anh chọn làm hậu phương vững chắc cho vợ tham gia thi đấu. Chồng của vận động viên vừa làm bố vừa đảm nhiệm luôn cả chức mẹ vun vén chăm sóc con cái và gia đình.

Sự ủng hộ đến từ người chồng

Nữ tuyển thủ thường chia sẻ: “ Chồng tôi không bao giờ than vãn khi vợ vắng mặt ở nhà một thời gian dài. Anh ấy luôn quan tâm, động viên, tiếp thêm nghị lực giúp tôi mạnh mẽ hơn từng ngày”.

Khi nghe được những lời chia sẻ của Quỳnh, người hâm mộ càng ngưỡng mộ tình cảm của gia đình nhỏ. Đồng thời chúc phúc cho cả nhà ba người có được nhiều điều tốt đẹp cũng như thành công trong tương lai.

Xem thêm: VĐV Đặng Thị Kim Thanh – Hoa Khôi Bóng Chuyền Vừa Có Tài Vừa Có Sắc

Lời kết

Bài viết trên đây từ alice150.com là tất cả thông tin tiểu sử và đời tư của vận động viên Đinh Thị Như Quỳnh được tổng hợp lại.

Mong rằng qua bài viết này, người hâm mộ sẽ hiểu rõ hơn về cô gái xuất thân từ dân tộc Mường này.